KAIST và bài học về chính sách tuyển sinh chọn lọc

07/11/2019

Vào cuối thập kỷ 60, Hàn quốc hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, nghiên cứu không được quan tâm, đất nước thiếu hụt nhân tài trầm trọng. Đáng lo nhất là sự mất niềm tin ở tương lai khiến nạn chảy máu chất xám tiếp tục tiếp diễn. GS.Frederick E.Terman, Phó Chủ tịch Đại học Standford đã nhận lời mời của Chính phủ để tìm giải pháp. Trong báo cáo lịch sử “Terman Report’, ông đã chỉ ra tầm quan trọng của liên minh công nghệp – đại học và đề xuất thành lập Viện Khoa học & Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), với nhiệm vụ “sản xuất” các chuyên gia, kỹ sư và nhà khoa học hàng đầu để phục vụ công nghiệp quốc gia. Năm 1971, ông tuyên bố tầm nhìn năm 2000 của KAIST là trở thành 1 học viện KHCN vĩ đại với uy tín quốc tế, với sứ mệnh tái thiết, củng cố niềm tin và sự tự tôn của người Hàn quốc trên trường quốc tế.

Ngày nay KAIST đã được mọi mục tiêu đề ra trong “Terman Report” và đã trở thành một trường Đại học tầm cỡ thế giới với các ngành đào tạo nổi bật xếp hạng theo QS Ranking: Khoa học vật liệu: #13; Kỹ thuật Điện, điện tử: #17; Kỹ thuật Cơ khí: #14 và Khoa học máy tính: #34.

Chủ tịch KAIST TS Sung-Chul Sin ký tặng cuốn sách quý “KAIST-Tầm nhìn 2031” tới lãnh đạo tập đoàn Vingroup. Ông cũng dành nhiều lời khen ngợi đặc biệt cho các lưu học sinh Việt Nam. Ông đánh giá LHS Việt Nam dám chấp nhận thử thách, có đam mê vươn lên , và mong muốn thông qua chương trình 1.100 học bổng của Tập đoàn Vingroup sẽ tiếp nhận được nhiều SV và nghiên cứu sinh Việt Nam hơn nữa.

Một trong các bài học quan trọng của KAIST là tuyển và chỉ tuyển nhân tài. 70% sinh viên của KAIST được tuyển chọn từ các học sinh giỏi hàng đầu Hàn quốc, với tỷ lệ chọi duy trì ở mức 1:6.5. Tuy yêu cầu cao về nền tảng học thuật, KAIST là người tiên phong trong việc đánh giá toàn diện ứng viên, bao gồm phỏng vấn, phân tích thông điệp cá nhân và yêu cầu các thư giới thiệu từ giảng viên. Nhờ sự tài trợ của chính phủ, KAIST có chính sách học bổng hết sức hào phóng, một ký túc xá đẹp như mơ, và các điều kiện nghiên cứu tốt nhất cho mọi sinh viên.

Trong cuộc gặp gỡ với VinGroup/VinUniversity, TS Sung-Chul Sin, Chủ tịch KAIST đã thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến sự phát triển KHCN của Việt nam nói chung và Vingroup nói riêng. Ông cũng dành nhiều lời khen ngợi đặc biệt cho các lưu học sinh Việt Nam. Ông đánh giá LHS Việt nam luôn chấp nhận thử thách, có đam mê vươn lên, và mong muốn thông qua chương trình 1.100 học bổng của Tập đoàn Vingroup sẽ tiếp nhận được nhiều SV và nghiên cứu sinh Việt Nam hơn nữa.

TS. Lê Mai Lan, PCT Tập đoàn Vingroup và GS Rohit Verma, Hiệu trưởng VinUniversity đã có buổi giao lưu cởi mở, đậm đặc phong cách sinh viên với khoảng 30 lưu học sinh Việt Nam đang theo học Khoa học máy tính, Công nghệ hóa sinh, Robotics,…tại KAIST. Phần lớn các bạn đều mong muốn quay về làm việc tại Việt Nam và đặt rất nhiều câu hỏi về cơ hội nghiên cứu, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ cũng như khả năng tiếp tục có học bổng học giả từ Vingroup. Cuối buổi thảo luận, VinUniversity rất bất ngờ và vinh dự nhận ngay tại chỗ hồ sơ ứng tuyển mà các học giả trẻ tuổi đã chuẩn bị sẵn.


Campus của KAIST đẹp như mơ trong mùa thay lá, là nơi học tập lý tưởng cho sinh viên