GS. David Harrison và GS. Laurent El Ghaoui – hai Hiệu phó của VinUni đã hợp tác với GS. Andrew Taylor-Robinson để xúc tiến một dự án mang tính đột phá – Trung tâm nghiên cứu Nguy cơ và Đối phó với Biến đổi khí hậu toàn cầu: Đông Nam Á như một Phòng thí nghiệm mô phỏng (SEALL). Dự án này được dẫn dắt bởi GS. Helen Nguyễn (Đại học Illinois tại Urbana-Champaign). Dự án được lập ra với mục tiêu giải quyết các thách thức cấp bách về biến đổi khí hậu tại Đông Nam Á. GS. Helen Nguyễn – Trưởng nhóm dự án và GS. Ozan Tonguz – Phó nhóm cũng là thành viên Hội đồng Tư vấn CEI của VinUni.
Các giảng viên VinUni tham gia vào dự án (Nguồn: NFS)
- SEALL Essentials: Dự án này được tài trợ bởi Cơ quan Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ với số hiệu 2330308 và ngân sách 250.000 đô la Mỹ. Việc Việt Nam được lựa chọn là trung tâm thực hành là minh chứng rõ ràng cho quan hệ hợp tác quốc tế. Dự án này đã quy tụ các chuyên gia từ Đại học Illinois, Đại học Indiana, Đại học Carnegie Mellon, Đại học Florida và Đại học Alabama tại Birmingham cùng với các nhà nghiên cứu từ VinUniversity, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Y học Cộng đồng Việt Nam, Viện Công nghệ Châu Á, Viện Nghiên cứu Chulabhorn ở Thái Lan, Viện Công nghệ Ấn Độ, Kanpur và Đại học Quốc gia Singapore. Tầm nhìn chung của dự án là nâng cao khả năng nghiên cứu, giáo dục và thực hiện các chiến lược quan trọng về giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng ven biển trong tương lai.
- Khả năng Đối phó ở Đông Nam Á: Dự án nhìn nhận Đông Nam Á không chỉ có khả năng đối phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, thương mại và du lịch toàn cầu mà còn giúp chỉ dẫn các khu vực gặp vấn đề tương tự. Đông Nam Á được chọn do nhiều yếu tố đặc thù: dân số chiếm 8,5% dân số thế giới, đa dạng văn hóa, khu vực đô thị ven biển dày đặc, mức độ nghèo khó, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và vai trò quan trọng trong sản xuất toàn cầu.
Ấn vào đây để đọc toàn bộ bài viết trên website VinUni Research.